fbpx

Mồi Câu Trong Marketing Là Gì?

Mồi câu trong marketing là gì? Tại sao đây là chiến lược hiệu quả nhất trong việc thu hút khách hàng tiềm năng? Có phải doanh nghiệp nào cũng cần sử dụng chiến lược này trong quá trình làm marketing. Bài viết này mình sẽ chia sẽ đến cả nhà bí mật của mồi cầu trong marketing.

Khi nói đến từ “mồi cầu” có phải bạn liên tưởng tới việc câu cá? Nếu bạn đang tưởng tượng như vậy cũng đúng, tuy nhiên trước khi nói đến mồi cầu trong marketing mình cần lấy hình ảnh mồi câu mà bạn thường thấy người câu cá hay dùng. Mỗi loại cá đều cần một loại mồi câu. Bạn đã từng nghe câu chuyện chú thỏ đi câu cá bằng củ cà rốt chưa?

Chú thỏ đi câu cá bằng cà rốt

Trong khu rừng nọ có một chú thỏ rất thích đi câu cá. Nó nhìn những người đi câu thả chút mồi vào cần và mang về rất nhiều cá mỗi ngày.  Thấy vậy, thỏ vô cùng thích thú và cũng tìm một chiếc cần để đi câu cá. Tuy nhiên, thỏ ta không biết kiếm mồi câu ở đâu, nó liền nhanh trí lấy ngay những củ cà rốt yêu thích của mình làm mồi câu cá.

Ngày đầu tiên, chú thỏ mang theo cà rốt buộc vào cần và ra bờ sông câu cá. Nó thả lưới và ngồi chờ cả buổi mà không thu hoạch được gì cả. Thỏ buồn bã trở về, bụng bảo dạ: “Chắc hôm nay trời nắng quá nên lũ cá không buồn ngoi lên cắn câu”.

Ngày thứ hai, thỏ lại hăm hở vác theo cần và cà rốt ra bờ sông hôm trước ngồi câu cá. Vẫn tâm trạng háo hức, chú thỏ buộc món cà rốt yêu thích vào cần câu và thả lưới.  Tuy nhiên kết quả vẫn không có gì khác hôm trước, chẳng có con cá nào cắn câu còn thỏ thì vừa đói vừa mệt. Nó thở dài tự nhủ: “Chắc lũ cá vẫn chưa muốn ngoi lên vì sợ nắng”.

Tiếp tục kiên trì không bỏ cuộc, thỏ vác theo mồi và cần câu đi câu ngày thứ ba.

Tuy nhiên lần này thỏ ta vừa thả lưới xuống thì một con cá lớn từ trong hồ nhảy lên, lớn tiếng quát: “Nếu như nhà ngươi còn dám dùng cà rốt để làm đồ ăn cho cá, ta sẽ làm thịt ngươi!”

Thứ giá trị với chúng ta nhưng chưa chắc giá trị với người khác

Mồi câu phải phù hợp với khẩu vị của cá chứ không phải phù hợp với khẩu vị của người đi câu. Rõ ràng trong câu chuyện chú thỏ đi câu cá mang theo cà rốt là vì thỏ thích cà rốt chứ không phải cá thích cà rốt. Nếu bạn làm marketing và thu hút khách hàng thì bạn phải biết rõ khách hàng thích điều gì, họ đang gặp phải vấn đề gì, nhu cầu gì. Rồi tạo ra mồi cầu phù hợp với khách hàng đó.

Đây không phải là câu chuyện của riêng chú thỏ, mà còn là bài học cuộc sống đầy ý nghĩa mà bất cứ ai trong chúng ta cũng cần ghi nhớ. Nhất là trong lĩnh vực marketing, người làm công việc marketing.

Trong cuộc sống, đôi khi những thứ chúng ta cho là vô cùng giá trị đối với bản thân lại không có ý nghĩa gì với người khác. Do đó, dù là cho đi, hãy cân nhắc đến suy nghĩ của người khác để giá trị cuộc sống của bạn thêm ý nghĩa. Khi bạn không khát nước, một người đi đường đưa cho bạn một chai nước, bạn rất dễ quên lãng lòng tốt của họ.

Nhưng khi bạn bị đau chân, một người chỉ hỏi thăm bâng quơ một câu thôi, cũng đủ để lại ấn tượng sâu sắc vì sự chu đáo của người đó.  Dù so ra, tặng một chai nước (hay cho nhiều thứ khác) có giá trị vật chất hơn nhiều so với một lời hỏi thăm bâng quơ. Để thành công trong kinh doanh, hãy bán thứ mà “khách hàng cần”, đừng bao giờ bán thứ mà “bạn đang có”. Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng để biết nhu cầu của họ là gì. Thành công sẽ trong tầm với của bạn!

Mồi Câu Trong Marketing Là Gì?

Câu cá thì đừng bao giờ dùng cà rốt. Mồi cầu là thứ thu hút sự chú ý của người khác. Để bạn có cơ hội kể câu chuyện của chính mình. Như vậy bạn phải cần biết khách hàng lý tưởng của mình đang tụ tập ở đâu. Đưa mồi cầu đến đó và thu hút họ. Có hàng nghìn môi câu khác nhau trong marketing.

Bạn hãy tự mình trãi nghiệm xem. Hằng ngày khi lướt web, xem youtube, xem tik tok…Bạn thấy nội dung nào thu hút mình. Tại sao bạn dừng lại xem nó? Tại sao bạn click vào để xem. Từ những trãi nghiệm đó. Bạn có thể sáng tạo những mồi câu phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng của mình.

Tại sao cần Mồi Câu Trong Marketing

Mồi câu trong marketing giúp tăng cường nhận thức về thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ. Nó thúc đẩy người tiêu dùng hành động, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh số bán hàng. Cũng là một cách để phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với đối thủ cạnh tranh.

10 Tiêu chí để có mồi câu tốt trong marketing

Để có mồi câu tốt trong marketing, cần tuân theo các tiêu chí sau:

  1. Liên Quan Đến Đối Tượng Mục Tiêu: Mồi câu phải hấp dẫn và phù hợp với nhu cầu, mong muốn, và sở thích của đối tượng khách hàng mục tiêu. Nó cần đáp ứng trực tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề hoặc nhu cầu cụ thể của họ.
  2. Giá Trị Cảm Nhận Rõ Ràng: Cần tạo ra một lợi ích rõ ràng và cảm nhận được. Điều này có thể là thông qua ưu đãi, thông tin hữu ích, hoặc trải nghiệm độc đáo.
  3. Độc Đáo và Sáng Tạo: Mồi câu phải đủ độc đáo để nổi bật so với đối thủ cạnh tranh. Sự sáng tạo trong cách truyền thông và thể hiện có thể tạo ra sự khác biệt lớn.
  4. Gây Kích Thích Hành Động: Nó phải kích thích người tiêu dùng hành động, dù là mua hàng, đăng ký, chia sẻ thông tin, hoặc tham gia vào một hoạt động nào đó.
  5. Thực Tế và Đáng Tin Cậy: Mồi câu không nên quá phóng đại hoặc không thực tế. Sự đáng tin cậy và minh bạch trong thông điệp quảng cáo là cần thiết để xây dựng niềm tin với khách hàng.
  6. Kết Hợp Với Chiến Lược Marketing Tổng Thể: Mồi câu cần phải hòa nhập và hỗ trợ cho chiến lược marketing tổng thể của thương hiệu hoặc sản phẩm.
  7. Đo Lường Được: Cần có khả năng đo lường hiệu quả của mồi câu, thông qua các chỉ số như tăng trưởng lượng truy cập, tỷ lệ chuyển đổi, hoặc tương tác trên mạng xã hội.
  8. Tuân Thủ Pháp Luật và Đạo Đức: Mồi câu phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan và các nguyên tắc đạo đức trong marketing, tránh gây hiểu nhầm hoặc lừa dối khách hàng.
  9. Thích Nghi và Linh Hoạt: Cần có khả năng thích nghi với những thay đổi của thị trường và phản hồi của khách hàng, điều chỉnh chiến dịch cho phù hợp.
  10. Tạo Dựng Mối Quan Hệ Lâu Dài: Mồi câu nên nhằm mục đích xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng, không chỉ đơn thuần là bán hàng một lần.

Ví dụ Về Mồi Cầu Trong Marketing

Dưới đây là 10 ví dụ về mồi câu trong marketing, mỗi ví dụ được thiết kế đặc biệt cho một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể:

  1. Người Tiêu Dùng Trẻ (Gen Z): Ứng Dụng Hẹn Hò: Tặng tháng sử dụng premium miễn phí cho người dùng mới, kích thích giới trẻ thử nghiệm và chia sẻ với bạn bè.
  2. Chuyên Gia Công Nghệ: Phần Mềm Lập Trình: Cung cấp bản dùng thử miễn phí với các tính năng nâng cao, thu hút các chuyên gia công nghệ tìm kiếm công cụ hiệu quả.
  3. Cha Mẹ Trẻ: Sản Phẩm Cho Trẻ Sơ Sinh: Tổ chức hội thảo trực tuyến miễn phí về chăm sóc trẻ sơ sinh, kèm theo mã giảm giá mua sản phẩm.
  4. Người Yêu Thể Thao: Dụng Cụ Tập Luyện: Tặng phiếu giảm giá khi mua dụng cụ tập luyện, hướng tới những người yêu thích hoạt động thể chất.
  5. Sinh Viên: Dịch Vụ Giao Hàng Nhanh: Cung cấp gói đặc biệt giảm giá cho sinh viên, thu hút họ sử dụng dịch vụ thường xuyên.
  6. Nhà Đầu Tư: Phần Mềm Quản Lý Tài Chính: Tặng quyển sách điện tử về đầu tư và quản lý tài chính cá nhân cho khách hàng mới.
  7. Người Yêu Thích Du Lịch: Ứng Dụng Đặt Phòng Khách Sạn: Cung cấp điểm thưởng đặc biệt cho người dùng đặt phòng qua ứng dụng, thu hút người yêu du lịch.
  8. Người Cao Tuổi: Sản Phẩm Sức Khỏe: Tổ chức buổi giới thiệu sản phẩm sức khỏe với mời chuyên gia nổi tiếng, hướng đến người cao tuổi quan tâm đến sức khỏe.
  9. Người Mua Nhà Lần Đầu: Dịch Vụ Bất Động Sản: Tư vấn miễn phí cho người mua nhà lần đầu, cung cấp thông tin và hỗ trợ để thu hút khách hàng tiềm năng.
  10. Nghệ Sĩ, Sáng Tạo Nội Dung: Phần Mềm Chỉnh Sửa Ảnh: Cung cấp khóa học trực tuyến miễn phí về chỉnh sửa ảnh và thiết kế, nhằm thu hút nghệ sĩ và người sáng tạo nội dung.

Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu được như thế nào gọi là mồi câu trong marketing. Cuối cùng bạn cần nhớ, Mồi câu phải phù hợp với khẩu vị của cá chứ không phải phù hợp với khẩu vị của người đi câu.


Lê Xuân Din – Founder Dinmarketing

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *