fbpx
Marketing cho một sản phẩm Dỡm

Làm Marketing TỐT Cho Một Sản Phẩm DỠM Và Cái Kết

Làm thế nào để việc kinh doanh online của bạn hiệu quả bền vững và lâu dài?
Làm thế nào để thương hiệu của bạn mỗi ngày mỗi lớn trong mắt khách hàng?
Làm thế nào sản phẩm và dịch vụ của bạn càng ngày khách hàng càng yêu hơn?

Nếu bạn đã đọc bài  “3 Cấp Độ Của Sản Phẩm Trong Marketing Doanh Nghiệp” thì bạn đã biết sản phẩm có tầm quan trọng như thế nào trong việc Marketing. Trong quá trình là Marketing cho Doanh nghiệp. Rất nhiều lần mình bắt phải những sản phẩm vô cùng đẹp, vô cùng bắt mắt và vô cùng chỉn chu. Tuy nhiên bạn biết không? VÔ CÙNG DỠM.

Một khi bạn đã quyết định đưa sản phẩm hay dịch vụ  lên Online bạn phải tự hỏi. Sản phẩm, dịch vụ của mình đã phù hợp với môi trường kinh doanh Online chưa? Câu hỏi này rất quan trọng, bạn phải thật nghiêm túc trả lời nha. Hầu hết chúng ta kinh doanh đều xuất phát từ một cửa hàng, một doanh nghiệp, ban đầu chưa có kết hợp Online. Nên việc chọn sản phẩm từ đầu có thể không phù hợp với môi trường Online.

Nếu bạn xác định xây dựng một doanh nghiệp, một thương hiệu kinh doanh lâu dài thì hãy chú ý điều này.

Sản phẩm là vũ khí cạnh tranh cốt lõi, có tác động bền vững và lâu dài nhất trong Marketing – Mix. Vì vậy, chiến lược sản phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Chiến lược sản phẩm cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và chi phí, các yếu tố cấu thành nên lợi nhuận của doanh nghiệp. Một sản phẩm độc đáo, chất lượng tốt sẽ gia tăng khả năng thu hút khách hàng. Số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng sẽ giúp chi phí bình quân trên mỗi đơn vị sản phẩm có xu hướng giảm xuống góp phần đẩy mạnh doanh thu.

Sản phẩm tốt đối với khách hàng là một giải pháp giải quyết vấn đề họ gặp phải. Khách hàng sẽ không dùng một sản phẩm dở nhiều lần cho dù giá rẻ, khuyến mãi nhiều hoặc phân phối vô cùng tiện lợi.

Giá và khuyến mãi rất dễ dàng bị đối thủ sao chép. Nếu DN bạn khuyến mãi, đối thủ có thể ngay lập tức trong ngày hôm đó khuyến mãi theo. Chỉ có sản phẩm là độc nhất và có thời gian sao chép lâu. Vì thế, đối thủ chỉ có thể chạy sau bạn, khi họ ra sản phẩm tương tự. Bạn đã có thể đưa ra sản phẩm mới với những lợi ích vượt trội hơn.

Xây dựng chiến lược sản phẩm

Nội dung chiến lược sản phẩm bao gồm các quyết định liên quan đến:

  • Nhãn hiệu
  • Thiết kế bao bì
  • Dịch vụ hỗ trợ
  • Phát triển sản phẩm mới
  • Chủng loại và danh mục sản phẩm

Nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế bao bì

Đừng bỏ qua các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu, thiết kế bao bì. Bao bì được coi là “Đại sứ thường trực” của thương hiệu. Là yếu tố thu hút đầu tiên của sản phẩm với khách hàng. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn khá yếu về nguồn lực này. Khi đặt một sản phẩm trong nước cạnh một nhãn hiệu nhập khẩu. Người ta có thể thấy ngay được sự chênh lệch đó.

Sản phẩm nhập ngoại thường có thiết kế hình dáng bao bì đơn giản, sang trọng. Trong khi đó các nhãn hiệu nội địa thường ưa chuộng kiểu thiết kế màu sắc, logo phức tạp. Mặc dù có thể thu hút người tiêu dùng ban đầu nhưng khó để khiến họ quyết định họ mua hàng.

Hãy đầu tư đúng mức vào mảng này, thuê những chuyên gia chuyên nghiệp có kiến thức về design,…để bao bì nhãn hiệu không chỉ là nơi cung cấp các thông tin về giá, đặc tính, chức năng…mà còn là công cụ bán hàng, gây dựng uy tín thương hiệu của bạn.

Trong những năm gần đây, khi thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu mới gia nhập. Các doanh nghiệp dần chú ý và quan tâm đến vấn đề dịch vụ hỗ trợ – giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Dịch vụ hỗ trợ

Không chỉ thực hiện các chiến lược marketing ở điểm bán, mà sau khi khách quyết định mua hàng. Chiến lược sản phẩm còn tiếp tục kéo dài đến khi khách hàng sử dụng sản phẩm, doanh nghiệp hỗ trợ, người tiêu dùng hài lòng và bắt đầu chu kỳ mua hàng tiếp theo.

Đặc biệt với những sản phẩm mà thị trường gần như đã bão hòa, quá nhiều thương hiệu uy tín, chất lượng sản phẩm tốt, thì lúc này cạnh tranh về dịch vụ sẽ là yếu tố quyết định.

Ví dụ: Bạn kinh doanh mỹ phẩm. Thương hiệu của bạn và đối thủ có đẳng cấp tương đương nhau, cách làm marketing và bán hàng cũng gần tương tự nhau. Nhưng chỉ cần một cuộc gọi hỏi thăm tình hình khách sử dụng sản phẩm, quan tâm họ sử dụng mỹ phẩm thế nào, có phù hợp với họ hay không, họ có cần giúp đỡ gì không? Doanh nghiệp của bạn đã có thể gây ấn tượng sâu sắc đến khách hàng.

Phát triển sản phẩm mới

Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của doanh nghiệp. Nhu cầu của người tiêu dùng không ngừng thay đổi qua mỗi năm. Các nhà làm marketing cũng cần nắm được tình hình này để có những sự điều chỉnh cho phù hợp.

Một ví dụ về chiến lược sản phẩm mới là ngành hàng tiêu dùng nhanh.

Bạn có thể liên tục thấy những nhãn hiệu mới xuất hiện, một số nhãn hiệu cũng bị xóa sổ theo thời gian. Chỉ đơn giản như mặt hàng nước xả vải. Ngay khi Unilever cho ra đời các nhãn hiệu nước xả vải Comfort một lần xả, chống khuẩn, hương nắng mai, hương nước hoa…P&G cũng phát triển các dòng sản phẩm tương tự và còn mở rộng thêm các chủng loại sản phẩm mới Downy giặt tay, giặt máy…

Doanh nghiệp cần đầu tư vào công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Để đảm bảo sự cạnh tranh bền vững cho thương hiệu trên thị trường.

Các chiến lược sản phẩm trong từng giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm

Vòng đời sản phẩm sẽ không đi theo một đường thẳng tắp từ đầu đến cuối. Mỗi giai đoạn sản phẩm lại có những biến động về thị trường, đối thủ cạnh tranh và khách hàng mà doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời để điều chỉnh các chiến lược marketing cho phù hợp.

Giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường

Đây là thời gian mà sản phẩm bắt đầu được tung ra thị trường, doanh nghiệp cần đầu tư thời gian và chi phí để sản phẩm có thể thâm nhập được vào thị trường. Doanh thu giai đoạn này vẫn chưa ổn định do sản phẩm chưa được nhiều khách hàng biết đến.

Vì vậy, các nhà làm marketing cần đẩy mạnh hoàn thiện sản phẩm dựa trên những phản hồi từ khách hàng. Ngoài ra, để hỗ trợ sản phẩm các hoạt động khác cũng cần để đẩy mạnh. Chi phí marketing sẽ đẩy mạnh vào các hoạt động xúc tiến hỗn hợp (quảng cáo, social media, khuyến mại rầm rộ để sản phẩm nhanh chóng thâm nhập vào thị trường…). Đồng thời xây dựng kênh phân phối để phục vụ cho giai đoạn sau.

Giai đoạn phát triển

Đặc điểm của giai đoạn này là số lượng sản phẩm bắt đầu tăng lên nhanh chóng do thị trường đã chấp nhận sản phẩm mới. Bắt đầu xuất hiện đối thủ cạnh tranh và bắt chước sản phẩm, mô hình của bạn.

Về chiến lược sản phẩm: Bạn nên gia tăng lựa chọn cho khách hàng bằng cách cung cấp thêm các dịch vụ đi kèm và mở rộng thêm chủng loại mẫu mã sản phẩm. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần chú trọng việc đào tạo, huấn luyện đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp. Để phát triển lợi thế cạnh tranh về dịch vụ hỗ trợ.

Giá: Bạn có thể xem xét lại giá bán – vẫn giữ nguyên giá  để tăng lợi nhuận hoặc giảm giá để đẩy mạnh việc tiêu thụ

Phân phối: Với phân phối: Bạn nên đẩy mạnh phát triển kênh phân phối và phát triển các hoạt động xúc tiến trong kênh để đáp ứng nhu cầu mở rộng tiêu thụ.

Xúc tiến: Tập trung vào việc xây dựng uy tín và quảng cáo để tạo tin tưởng cho khách hàng. Khuyến khích họ tiêu dùng thêm sản phẩm của bạn.

Giai đoạn chín muồi

Doanh thu sẽ đạt đến mức tối đa trong giai đoạn này. Tuy nhiên nó sẽ tăng rất chậm do thị trường đã bão hòa.

Lúc này các nhà làm marketing cần thu hẹp chủng loại sản phẩm, cải tiến sản phẩm, nâng cao thêm chất lượng, đổi mới tính năng, bao bì… phát triển sản phẩm mới để làm phương án thay thế sau này.

Ngoài ra, giai đoạn này bạn cũng nên củng cố kênh phân phối. Hay đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đến những khách hàng mới – mới sử dụng lần đầu, vị trí địa lý mới, phân khúc khách hàng mới ứng với tính năng mới…

Giai đoạn suy thoái

Đây là giai đoạn cuối cùng trong vòng đời sản phẩm. Số lượng sản phẩm bán ra và doanh thu giảm một cách nhanh chóng. Đây là lúc doanh nghiệp có thể tung sản phẩm mới ra thị trường, bắt đầu một vòng đời sản phẩm mới. Khuyến mãi nhiều để bán hết sản phẩm tồn kho.

Trên đây là các thông tin tổng quan về chiến lược sản phẩm trong marketing căn bản. Hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về lĩnh vực này. Chúc bạn thành công trong các kế hoạch marketing sắp tới!

CẢNH BÁO!  ĐỪNG Làm Marketing TỐT Cho Một Sản Phẩm DỠM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *