fbpx
3 Cấp Độ Của Sản Phẩm Trong Marketing Doanh Nghiệp Cần Biết

3 Cấp Độ Của Sản Phẩm Trong Marketing Doanh Nghiệp Cần Biết | Bài 117

3 Cấp Độ Của Sản Phẩm Trong Marketing. Người tiêu dùng mua sản phẩm không đơn thuần vì giá trị sử dụng hay mục đích sử dụng thuần túy của sản phẩm đó. Một phụ nữ không chỉ mua một bộ trang phục để mặc. Cô ấy còn quan tâm đến nhiều vấn đề. Như bộ trang phục ấy được sử dụng trong dịp nào? Có tạo ấn tượng với người khác không? Nó được thiết kế bởi công ty nào? Thương hiệu ấy có đáng tin cậy không.

3 Cấp Độ Của Sản Phẩm Trong Marketing Doanh Nghiệp Cần Biết

Trên quan điểm marketing khái niệm của sản phẩm được hiểu như sau:

Thứ nhất, sản phẩm là những gì mà doanh nghiệp cung cấp. Gắn liền với việc thỏa mãn nhu cầu & ước mơ của khách hàng. Nhằm thu hút sự chú ý, mua sắm hay sử dụng chúng.

Thứ hai. Sản phẩm của mỗi doanh nghiệp thường có những điểm khác biệt về yếu tố vật chất hoặc yếu tố tâm lý. Có thể các yếu tố về vật chất (hay còn gọi là vật lý) giống nhau. Nhưng về yếu tố tâm lý thì luôn khác biệt. Ví dụ: Cùng sản xuất nước ngọt, Xet về yếu tố vật lý thì Pepsi và Coca gần như tương đương nhau. Tuy nhiên khi xét về tâm lý thì ngày TẾT người Việt hay sử dụng Coca để chưng, cúng và thờ. Tại sao không phải Pepsi mà Coca. Nó phụ thuộc vào yếu tố tâm lý trong cách làm marketing của Coca.

Với hai quan điểm trên chúng ta có thể xem xét sản phẩm ở 3 cấp độ sau:

Cốt lõi sản phẩm – 3 Cấp Độ Của Sản Phẩm

Nhìn vào sơ đồ mình vẽ trên các bạn thấy. Giá trị cốt lõi là những công năng, lợi ích mà sản phẩm đó đem lại cho người mua. Giá trị cốt lõi thường ít thay đổi theo thời gian và không gian. Ví dụ: Giá trị cốt lõi của Dinmarketing là giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống online thu hút khách hàng và tăng doanh thu bán hàng. Hoặc giá trị cốt lõi của Viettel là

Khi phân tích khái niệm sản phẩm. Người làm marketing cần trả lời được câu hỏi. “Khách hàng thực sự mua cái gì và nhà sản xuất bán cái gì?”. Hay nói cách khác, người làm marketing cần xác định được lợi ích mà khách hàng cần tìm kiếm ở sản phẩm. Mỗi nhóm khách hàng khác nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau gắn với những lợi ích khác nhau. Nó chính là cơ sở cho việc ra quyết định liên quan đến sản phẩm. Vì vậy cốt lõi sản phẩm chính là những lợi ích mà khách hàng cần tìm kiếm ở sản phẩm.

Sản phẩm cụ thể – 3 Cấp Độ Của Sản Phẩm

Doanh nghiệp sau khi nghiên cứu nhu cầu và những lợi ích mà khách hàng muốn có. Sẽ đưa những yếu tố này vào những sản phẩm cụ thể. Đây chính là những sản phẩm thực sự mà khách hàng sử dụng để thỏa mãn lợi ích của mình. Sản phẩm cụ thể bao gồm những yếu tố: nhãn hiệu, kiểu dáng và những chỉ tiêu nhất định, bao bì và một số đặc tính khác. Khách hàng sẽ phân tích, đánh giá những yếu tố này để chọn sản phẩm tốt nhất cho họ.

Sản phẩm tăng thêm – 3 Cấp Độ Của Sản Phẩm

Để gia tăng nhận thức của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Và sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm. Doanh nghiệp thường cung cấp cho khách hàng những dịch vụ và lợi ích bổ sung. Như bảo hành, lắp đặt, thông tin, tư vấn. Chúng được xem như một thành phần của sản phẩm góp phần tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh. Một số doanh nghiệp còn sử dụng những yếu tố tăng thêm này. Để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Chỉ cần làm tốt một trong những yếu tố của giá trị sản phẩm tăng thêm. Như thế doanh nghiệp đã thành công.

Bây giờ mình sẽ lấy một ví dụ minh họa. Để các bạn dễ hiểu hơn về các cấp độ sản phẩm trong marketing.

Điện máy xanh là một doanh nghiệp bán rất nhiều thiết bị điện máy. Từ điện thoại, laptop, màn hình, máy lạnh, tủ lạnh… Họ là một trong những doanh nghiệp đóng vai trò thương mại sản phẩm. Vậy tại sao họ lại bán tốt đến như vậy. Thực chất vai trò của marketing trong sản phẩm của họ nằm ở đâu.

Ví dụ: Điện máy xanh bán Tủ Lạnh Panasonic

Tủ lạnh thì được Panasonic sản xuất nhưng được điện máy xanh bán. Các bạn nhìn lại các cấp độ của sản phẩm.

Về cốt lõi của sản phẩm, Panasonic đã làm rất tốt họ đã xây dựng thương hiệu từ lâu đời. Về Sản phẩm cụ thể, sản phẩm của Panasonic cực kì tốt, ai cũng biết điều đó. Từ tính năng đến lợi ích, từ bao bì mẫu mã luôn chuẩn. Vậy tại sao họ không bán mà đi phân phối cho điện máy xanh bán. Lúc này các bạn sẽ thấy ở cấp độ tiếp theo đó là Sản phẩm bổ trợ. Điện Máy Xanh làm rất tốt điều này.

Chính xác đó là gì, họ luôn ưu tiên dịch vụ chăm sóc khách hàng lên đầu. Vận chuyển cực kì nhanh và an toàn,Tư vấn và lắp đặt tận nơi trên 64 tỉnh thành. Luôn bảo hành sữa chữa khi có sự cố. Điện máy xanh luôn marketing mạnh ở cấp độ thứ 3. Đó là sản phẩm bổ trợ & họ đã thành công ở điểm này trong marketing.

Qua ví dụ trên bạn thấy rằng

Mỗi doanh nghiệp làm marketing ở mỗi cấp độ khác nhau. Mục đích cuối cùng là họ muốn tốt cho thị trường. Nhà sản xuất Panasonic làm marketing tốt ở 2 cấp độ. Cốt lõi sản phẩm và sản phẩm cụ thể. Còn điện máy xanh họ marketing rất tốt ở cấp độ 3. Luôn cho khách hàng thấy rằng. Dịch vụ tư vấn, lắp đặt luôn là số 1. Ưu tiên chế độ bảo hành, bảo trì. Luôn sữa chữa tận & vận chuyển tận nơi 64 tỉnh thành.


Top 16 bài viết liên quan về Marketing 

  1. Marketing Là Gì? Định Nghĩa Của Marketing
  2. 5 Bước Phải Có Trong Hoạt Động Marketing
  3. 6 Nguyên Tắc Của Marketing Và Mối Quan Hệ
  4. 4 Mục Tiêu Của Marketing Người Kinh Doanh Cần Biết
  5. 2 Quan Điểm Sai Lệch Về Marketing Cần Phải Thay Đỗi
  6. 55 Cách Viết Quảng Cáo Thành Công
  7. Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Khai Thác Website Để Mang Khách Hàng Về Cho Doanh Nghiệp Của Bạn
  8. 3 Mẹo Thu Hút Khách Hàng Truy Cập Quay Trở Lại Website Của Bạn
  9. Cách Viết Tiêu Đề Hấp Dẫn Chuyển Đỗi Cao | Bí Mật Của Chuyên Gia Digital Marketing
  10. 17 Chiến Lược Tạo Ra List Khách Hàng Tiềm Năng Vô Hạn
  11. Phểu Marketing Là Gì? Tại Sao Phểu Marketing Rất Quan Trọng?
  12. Cách Để Bạn Chạm Tới Khách Hàng Ước Mơ Của Mình
  13. Mồi Câu Trong Marketing Là Gì?
  14. Làm Marketing TỐT Cho Một Sản Phẩm DỠM Và Cái Kết
  15. Bí Mật Giúp Bạn Xây Dựng Hệ Thống Online Thành Công
  16. Tại Sao Bạn Cần Có Hệ Thống Phễu Bán Hàng?

Lê Xuân Din – Founder Dinmarketing – Xây dựng hệ thống online cho Doanh Nghiệp