fbpx
Traffic là gì? lưu lượng truy cập là gì

Traffic là gì? Lưu Lượng Truy Cập Là Gì?

Traffic (lưu lượng truy cập) là gì?

Là lưu lượng truy cập vào website. Lượt truy cập vào lading page. Là lượt mở email, lượt xem video…
Có 3 loại traffic chính mà chúng ta cần biết

1. Traffic (lưu lượng truy cập) có thể điều khiển được

Là các loại traffic đến từ nguồn quảng cáo. Ví dụ: Google ads, facebook ads, zalo ads, tiktok ads… các lượt traffic này do chúng ta quyết định, nó phụ thuộc vào tiền mà chúng ta bỏ ra. Nhiều tiền thì nhiều traffic, ít tiền thì ít traffic. Tuy nhiên để điều khiển được lượng traffic này đúng với chiến lược kinh doanh và lợi nhuận. Chúng ta cần có kiến thức chuyên môn để setup các chiến dịch Quảng Cáo.

2. Traffic (lưu lượng truy cập) bạn không thể điều khiển được

Đây là lượng traffic đến từ các nguồn tự nhiên. Từ việc bạn xây dựng thương hiệu trên internet. Từ việc bạn trao giá trị trên internet bằng cách viết bài chuyên gia. Ví dụ như SEO Website  lên top google, Seo lên top youtbe. Ưu điểm của các loại traffic này là chi phí xây dựng rất thấp  hoặc miễn phí. Loại traffic này rất bền vũng. Vì vậy nếu có tỉ lệ chuyển đỗi, bạn có lợi nhuận rất cao đến từ lượng traffic này.

Tại sao bạn không điều khiển được? Khi bạn có các kênh lên Top như website, hoặc các kênh nhiều lượt follow thì bạn không thể biết chính xác được lưu lượng truy cập. Tuy nhiên bạn có cớ hội chuyển đỗi rất lớn khi họ truy cập vào hệ thống online. Như vậy làm sao để bạn đứng đầu google, hay youtube, hay facebook khi có lượt search từ khách hàng tiềm năng.

Về website: Một kỹ thuật bạn cần biết là SEO WEBSITE LÊN TOP GOOGLE. Đứng về góc độ chuyên môn mình gợi ý cho bạn các bước sau.

Nghiên cứu từ khóa

Bạn có thể sử dụng các công cụ để nghiên cứu từ khóa như: Keywordtoll.io, Google keywordplaner, ahref (tốt nhất bạn nên mua phiên bản có phí để sử dụng tốt hơn). Sau khi nghiên cứu từ khóa bạn có thể chia bảng từ khóa ra thành các nhóm.

Nhóm từ khóa chính và nhóm từ khóa phụ.

Nhóm từ khóa chính có lượng tìm kiếm cao, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn trên tháng, chúng ta lọc ra vài chục từ khóa.

Nhóm từ khóa phụ (từ khóa ngách) có lượng tìm kiếm thấp.

Nguyên tắc của việc SEO, tìm ra các từ khóa có độ cạnh tranh thấp để làm trước. Vì từ khóa phụ dễ làm SEO. Sau đó làm các từ khóa khó sau.Vậy làm sao để biết từ khóa nào dễ, từ khóa khó.

Theo kinh nghiệm của mình các từ khóa phụ, dài thường là từ khóa ít cạnh tranh, từ khóa dài tỷ lệ chuyển đỗi cao hơn mặc dù ít người tìm.  Còn từ khóa chính, ngắn là các từ khóa khó làm seo, độ canh tranh cao, tỷ lệ chuyển đỗi thấp.

Ưu tiên là từ khóa phụ trước Ví dụ: Từ khóa chính + where ” Thiết kế website tại Thành Phố Thủ Đức”

Lên cấu trúc website chuẩn seo

Điều này rất quan trọng, đây là kỹ thuật phân bổ webiste. Về nguyên tắc muốn seo từ khóa nào đó lên top thì từ khóa đó phải xuất hiện trên website của bạn. Như thế nào là cấu trúc của một website. Ví dụ: Trang chủ-> danh mục cấp 1 -> danh mục cấp 2 -> bài viết. Phân bổ từ khóa chính vào danh mục cấp 1 và cấp 2. từ khóa ngách, từ khóa phụ thì mình viết bài chi tiết cho nó.

Bạn có thể xem thêm các bài viết khác mình đã hướng dẫn việc tối ưu seo website lên top google:

3. Traffic (lưu lượng truy cập) bạn sở hữu

Mặc dù traffic bạn thu hút được và traffic bạn kiểm soát được vẫn rất tốt, nhưng bạn sở hữu được mới là loại traffic tốt nhất. Nghĩa là bạn phải sở hữu danh sách khách hàng mục tiêu hoặc tiềm năng. Bao gồm tên, email, số điện thoại… Bạn phải lưu data này trong hệ thống quản trị khách hàng CRM. Đây là loại traffic quan trọng nhất giúp bạn có LỢI NHUẬN cực cao.

Bạn cần phải biến traffic thứ nhất và thứ 2 về loại traffic thứ 3. Bằng cách thu thập thông tin dữ liệu khi có lưu lượng truy cập vào  hệ thống online của chúng ta. Từ đó chúng ta sử dụng hệ thống chăm sóc tự động để chăm sóc khách hàng tiềm năng.

Qua bài viết trên bạn hiểu như thế nào là Traffic chưa? Lưu lượng truy cập là gì? Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Nếu bạn thấy bài viết thì share đế cho nhiều người biết và để lại bình luận bên dưới nhé.

XEM THÊM VIDEO CHI TIẾT TRÊN YOUTUBE

LÊ XUÂN DIN – FOUNDER DINMARKEITNG