Có phải doanh nghiệp của bạn đang gặp phải các tình trạng: Thất lạc, bỏ sót, rò rỉ thông tin khách hàng, mất nhiều thời gian tìm kiếm khi cần. Khách hàng không được chăm sóc chu đáo, không được hỏi thăm thường xuyên, tỷ lệ upsell thấp. Marketing tốn kém vì không có phương pháp đo lường chất lượng, hiệu quả của chiến dịch. Bù đầu với hàng tá công việc của công ty không có thời gian dành cho gia đình. Bạn đã học rất nhiều lớp về lý thuyết doanh nghiệp nhưng chưa có công cụ nào để áp dụng những lý thuyết đó vào thực tế công ty mình cho ổn định và phát triển. Bài viết này mình chia sẽ đến bạn một ứng dụng gọi tắt là CRM (Customer Relationship Management) Quản Lý Trạng Thái Khách Hàng. Nó sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề trên một cách nhẹ nhàng.
CRM (Customer Relationship Management) là gì?
Nghe tên tiếng anh thì bạn cũng hiểu sơ nó là một ứng dụng dùng để quản lý mối quan hệ khách hàng rồi đúng không? Trong bài viết trước mình đã chia sẽ đến bạn hàng loạt bài viết.
Tất cả những công việc liên quan tới các chủ đề bài viết này đều cần tới ứng dụng CRM. Như vậy, CRM là một ứng dụng giúp doanh nghiệp quản lý các trạng thái của khách hàng từ lúc bắt đầu cho đến trọn đời. Một số tính năng cơ bản của một phần mềm CRM
- Quản lý thông tin khách hàng: CRM cho phép bạn lưu trữ và quản lý thông tin chi tiết về khách hàng, bao gồm tên, địa chỉ, thông tin liên hệ, lịch sử mua hàng và ghi chú về tương tác trước đó. Điều này giúp nhân viên dịch vụ khách hàng và kinh doanh có cái nhìn tổng quan về mỗi khách hàng và cung cấp thông tin quan trọng để cá nhân hóa tương tác.
- Quản lý tương tác với khách hàng: CRM theo dõi các hoạt động tương tác với khách hàng như cuộc gọi điện thoại, thư điện tử, cuộc họp, ghi chú và lịch sử tương tác. Điều này giúp đảm bảo không có điều gì bị bỏ sót và giúp cải thiện hiệu suất bán hàng và dịch vụ khách hàng.
- Quản lý bán hàng: CRM hỗ trợ quản lý quy trình bán hàng từ đầu đến cuối, bao gồm theo dõi cơ hội kinh doanh, việc tạo báo giá, quản lý hợp đồng và theo dõi tiến độ bán hàng. Nó giúp đảm bảo các bước trong quy trình bán hàng được thực hiện một cách hợp lý và giúp nhân viên bán hàng tối ưu hóa quá trình bán hàng của họ.
- Tích hợp trích xuất dữ liệu: CRM cho phép tích hợp và trích xuất dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn như email, mạng xã hội, trang web và các hệ thống khác. Điều này giúp tổ chức có cái nhìn toàn diện về hoạt động của khách hàng và giúp định hướng chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.
- Báo cáo và phân tích: CRM cung cấp các công cụ báo cáo và phân tích dữ liệu để đánh giá hiệu suất bán hàng, hoạt động tiếp thị và dịch vụ khách hàng. Bằng cách phân tích dữ liệu, doanh nghiệp có thể nhận ra các xu hướng, nhận thức sâu hơn về nhu cầu của khách hàng và đưa ra các quyết định kinh doanh thông minh hơn.
Tất nhiên, có nhiều tính năng nâng cao hơn nữa trong các hệ thống CRM, nhưng các tính năng cơ bản này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp quản lý mối quan hệ với khách hàng một cách hiệu quả.
Tại Sao Phải Sử Dụng CRM Trong Hệ Thống Online?
Bạn thấy các vấn đề mình nêu ở đầu bài viết rồi chứ? Nếu không có CRM thì không còn một công cụ nào giải quyết các vấn đề đó cả. Cho nên CRM là một ứng dụng thiết yếu cần phải dụng.
Khi nào thì bắt đầu sử dụng CRM được?
Một doanh nghiệp khi bắt đầu marketing và bán hàng thì có thể dụng sử phần mềm CRM. Tuy nhiên một số doanh nghiệp nhỏ mới khởi nghiệp thì chưa nên dùng vì: Khách hàng chưa nhiều, chưa biết cách marketing chưa biết bán hàng và chưa có ngân sách để đầu tư CRM.
Khi doanh nghiệp bạn bắt đầu có lượng khách hàng nhiều, nhân viên đội ngũ nhiều bạn phải sử dụng nó để thay thế một số việc lặp đi lặp lại của con người
Ngay bây giờ bạn có thể trãi nghiệm một phần mềm CRM hoàn toàn miễn phí tại đây. BẮT ĐẦU NGAY